Luật sư trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã
tin tưởng và đặt câu hỏi, chúng tôi xin có ý kiến như sau:
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn:
1. Quy định pháp luật về
thừa kế: Khi một người qua đời, sẽ phát sinh thừa kế theo
pháp luật Dân sự. Trong diện thừa kế, ngoài cha mẹ, hoặc chồng, vợ thừa kế di
sản của nhau, thì những người con (kể cả con ruột và con nuôi)
2. Quy định của pháp luật về người bị truất quyền thừa kế
Điều 626 BLDS quy định
về quyền của người lập di chúc:
“Người lập di chúc có
quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của
người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng,
thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản,
người phân chia di sản.”
Như vậy, truất quyền
hưởng di sản của người thừa kế là một trong các quyền mà người để lại di sản có
thể thực hiện theo luật định. Việc truất quyền thừa kế của một người được người
để lại di sản ghi nhận trong nội dung di chúc và không phải giải thích lý do.
=> Như vậy, người qua đời (tức người để
lại tài sản) có toàn quyền định đoạt CHO hoặc KHÔNG CHO người nào đó HƯỞNG DI
SẢN của mình để lại.
=> Việc truất quyền thừa kế có thể là
do, khi còn sống người con đã bất hiếu, không chăm sóc hoặc ngược đãi cha mẹ.
=> Việc truất quyền thừa kế có thể
không có giá trị trong trường hợp: người bị truất quyền là cha, mẹ, vợ, chồng
của người mất; hoặc là con chưa trưởng thành; hoặc trưởng thành nhưng không có
khả năng lao động... theo Điều 644 BLDS sau đây:
Điều 644 BLDS quy
định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
“1. Những người sau đây
vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo
pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai
phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với
người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không
có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
3. Về số nợ mà vợ chồng bạn mượn:
Về lý thì nó cũng
là di sản của mẹ chồng bạn để lại. Mà theo Di chúc thì số di sản đó được định
đoạt cho 4 anh chị, còn chồng bạn thì bị truất quyền thừa kế. Nên nếu các anh
chị có yêu cầu, thì vợ chồng bạn phải hoàn trả số tiền này, theo quy định của
pháp luật dân sự về “Vay tài sản”.
=> Đó là về pháp lý. Còn về đạo lý, câu hỏi đặt
ra: Có mẹ già sao các bạn không chăm sóc, mà còn mượn tiền của mẹ đi du lịch
nước ngoài… hưởng thụ cá nhân, không quý trọng đồng tiền mà mẹ đã chắt chiu
dành dùm. Vì sao không chăm sóc khi mẹ còn sống, mà đợi khi mẹ mất đi rồi… lại
lo tranh chấp tài sản mà mình chẳng có chút công lao gầy dựng và giữ gìn?
=> Mong đây sẽ là bài học đắc
giá cho những người con không biết giữ gìn ĐẠO HIẾU
- - - - -
GHI CHÚ: Phần trả lời chỉ có tính tham khảo. Khi
giải quyết, Tòa án còn điều tra, xác minh và vận dụng các tình tiết, các chứng
cứ khác nữa…
|